Chuyển đến nội dung chính

Anh Grab nhiều chuyện!



Lâu rồi mới đi Grab, leo lên xe thì nhận được một lời đề nghị hết sức dễ thương: "Em, em biết đường không chỉ anh đi, anh không google map!" :)) Ôi mình biết đường chơ, chỉ mỗi tội "rất biết lạc đường". Anh Grab tầm độ ba mươi mấy, có 1 vợ 1 con người Ninh Bình ^^. Không hiểu sao ổng kể bao nhiêu chuyện với mình nào là làm cơ khí, làm BĐS có tiền 1 thời mua được nhà SG mà chừ đang chờ việc nên đi Grab, nào là chuyện Viettel còn nợ ổng 4 5 chục triệu tiền công trình gì đấy... Rồi bất chợt anh Grab quay qua hỏi: "Em học năm 1 hả?" Mình mắc cười nhưng vì chủ nghĩa nhân văn và không nên làm người ta sốc quá cho nên cũng đành phải bảo: " Dạ em học năm 4!" :)) Nhờ rứa mà được anh đề nghị là giới thiệu việc làm cho haha. Không nhìn thấy mặt chỉ nghe giọng mà cũng được ghi nhận cái sự trẻ . Nhưng mà ấn tượng nhất vẫn là lúc mình nhờ anh Grab chở đi thêm 1 đoạn nữa mà anh đó không chịu lấy tiền! Rồi còn được chúc sau ni đi làm thành công nữa! ^^

1 đoạn đường 30' mà câu chuyện cuộc đời của 1 con người hiện lên thật rõ nét chứ không còn là 2 con người xa lạ chỉ kết nối với nhau vì lợi ích, cung - cầu nữa! 

Sài Gòn đáng yêu thế dù kẹt xe và phải đi từ sáng đến chiều! 


SG.28.02.2019.

☺️

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Hãy ở lại bên tôi vào lúc cuối ngày" - Thơ Trần Việt Anh

"Hãy ngồi lại cùng tôi vào lúc cuối ngày Lúc những mặt người đã nhuốm màu mệt mỏi Chỉ ngồi cạnh tôi thôi và đừng bao giờ hỏi Vì sao? Vì những tháng ngày đất thấp trời cao? Vì những ước vọng lớn lao Mà áo cơm lại ghì sát đất Vì đã tất tay cho ván bài cược bằng chân thật Sự thảm bại lạnh lùng Vì ánh mắt của cô gái giờ mình tạm gọi người dưng? Thờ ơ thấy sợ Vì tuổi trẻ đi qua Ghi cho mình bao nhiêu là món nợ… Và cả vì nỗi sợ Một ngày tan vào cõi mênh mông. Lại gần tôi thêm chút nữa được không? Kể cho tôi nghe về ngày- mà bạn và tôi từng sống? Bầu trời có màu gì? Đám mây có màu gì? Bao mặt người chúng ta từng gặp Ai cũng nhớ nhớ quên quên Hãy ở lại bên tôi vào lúc cuối ngày Lúc ánh sáng cuối cùng của một ngày sắp tắt Chúng ta chỉ lặng nghe và nhắm mắt Xem ngọn gió đang bảo điều gì Có thể đó là những lời rầm rì Có thể đó là tiếng cười chê những kẻ tài cao mà chí thấp Có thể đó là hơi thở của mẹ Đất Mỗi ngày lại có bao nhiêu sự sinh sôi Như bóng tối, như ánh sáng Như tình yêu, như sự

Trò chơi Trí Uẩn - Tự hào Việt Nam

Có cách nào để trẻ con bớt chơi điện thoại? Lúc trước không có điện thoại mấy đứa trẻ sẽ chơi gì hè? Trò chơi này có lẽ sẽ là câu trả lời rất hay. Đây là quyển sách được ba mình mua cho từ thời lớp 7, lớp 8 gì đó. Lúc đó không hiểu sao chỉ thích mỗi cuốn này và rồi nó mang lại bao nhiêu kí ức đẹp! Dù bây giờ nó không còn vẻ mới mẻ, tinh tươm nhưng bên trong vẫn nguyên vẹn cùng với tinh thần của nó. Trò chơi này gọi là trò chơi Trí Uẩn. Có lẽ đây là trò chơi trí tuệ hàng đầu và rất thuần Việt. Cách chơi cực kì đơn giản: sáng tạo hình chỉ từ 7 miếng ghép gỗ. Bộ đồ chơi từ 7 miếng ghép xếp này được in thành sách vào năm 1956 và được Bác Hồ đặt tên là trò chơi Trí Uẩn (người sáng tạo ra trò chơi này). Thực sự, giờ tìm lại rất khó vì nó không còn xuất bản nữa. Mình may mắn vẫn còn giữ được nó. Bộ này không chỉ có sách mà còn có bộ gỗ 7 miếng. Chắc có lẽ đây là trò chơi mình thích nhất vì đơn giản nhưng cần rất nhiều sự sáng tạo. Và hay nhất ở chỗ mỗi nhóm hình sẽ được minh họa bằng nhữn

Nếp nghĩ, nếp nhà!

Trải nghiệm cuộc sống và môi trường làm việc ở Huế cũng gần 3 năm. Rất nhiều người bảo rằng: “Huế bao năm vẫn vậy”. Đối với nhiều người yêu Huế, yêu mảnh đất Thần Kinh với những giá trị văn hóa lâu đời, trường tồn, cổ kính và kiểu cách “sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu” thì đó là một điều đáng mừng. Còn với những thế hệ trẻ, những điều đó lại rất nhiều rào cản, có cơ hội nhưng lắm thách thức. Huế là một nơi rất yên bình so với nhiều thành phố khác vì tỉ lệ dân nhập cư ít mà có nhập cư thì người ta cũng khó để chịu được “cái nắng, cái gió” của nơi đây; không bảo là khắc nghiệt quá như ở Quảng Trị, Quảng Bình nhưng thời tiết quả làm cho con người ta trở nên “khó tánh” hơn. Quay lại chuyện đời sống Huế. Ba năm rồi mình về đây, nhìn từng dòng người, dòng chảy của Huế. Rời Huế từ lúc còn thơ dại – những năm 18 tuổi không hiểu gì về Huế, cũng không biết nhiều về con người Huế hay những giá trị của Huế bởi 7giờ 30 là phải có mặt ở nhà với tác phong rất quy cũ; đều răm rắp như vắt cha