Chuyển đến nội dung chính

Những câu chuyện bình thường đã cũ



Bắt đầu từ đâu nhỉ, tôi cũng chẳng biết nên nói từ đâu thôi thì vào đề mà không văn vẻ cũng được nhỉ, từ tôi đi. Từ lúc bé, tôi đã ấn tượng rất sâu sắc về một chất giọng của một người dẫn chương trình. Tôi đã rất thích thú có thể nói là mê mẩn đến mức nhiều khi xem truyền hình mà cũng chẳng quan tâm đến chương trình đang nói gì, bàn gì và cả những con người thu nhỏ trong chiếc hộp vuông vuông mà người ta gọi là tivi đó họ đang làm gì nữa; tôi chỉ chăm chú hoạt động cái đôi tai nhỏ bé để ngồi nghe một luồn âm thanh phát ra từ một người mà tôi chẳng hề quen – người dẫn chương trình trên tivi ấy.

Lúc nhỏ, ta cứ thích cái gì là thích cho tới cùng, đòi cho bằng được và cũng chỉ chăm chăm đến cái thứ mà mình thích vì thế khuôn mặt của chú ấy tôi chỉ kịp nhớ mang máng, nhớ một cách mơ hồ. Tôi cứ mải mê như thế cho đến một ngày tivi ngừng chiếu chương trình ấy, tôi không nhớ rõ nữa nhưng có lẽ cách đây khoảng 10 năm, lúc ấy tôi được tầm 10 tuổi.

Và thế là tôi buồn, buồn vì cái chương trình yêu thích của mình biến đi đâu mất rồi nhưng có lẽ cái sự buồn đó phải xuất phát nhiều lắm vì không được “gặp” chú ấy nữa, không được nghe chú nói chuyện nữa… Nhưng cảm xúc của con nít thì rất hời hợt, buồn đó rồi để đó, trẻ con mà “ăn no chóng chán”, dễ đổi mau quên. Thế rồi cả mấy năm không cả chục năm ấy chứ, tôi không nghe giọng nói đó trên tivi nữa. Tôi cũng chẳng biết tên chú ấy nữa, cũng lãng quên mất cái âm vị đó.
Nhưng bỗng một ngày, rất lạ, rất tình cờ, tôi mở youtube xem những thước phim về văn hoá – những thứ mà tôi vẫn hằng thích, vẫn hay xem khi thấy trống trải. Tôi đã bắt gặp lại giọng nói ấy ở “ký sự mùa thu vàng” (đó là chương trình ký sự về những ngày trải nghiệm ở nước Nga của một đoàn phim Việt Nam). Chất giọng ấy, cái chất mà tôi nghĩ Việt Nam mình chẳng có thể có người thứ hai vang lên nhẹ nhàng, ấm áp, truyền cảm đến mức những hình ảnh, những gom nhặt về khuôn mặt, dáng dấp của chú từ thuở thơ bé hiện lên một cách rõ rệt hơn bao giờ hết dù đã qua cả thập kỷ. Cảm giác đó phải nói sao nhỉ tôi chỉ nghĩ được hai từ: hạnh phúc.

Hình như quy luật của tự nhiên có lẽ thế này: khi ta cố tìm một thứ thì hiếm khi ta tìm được, nhưng lúc ta chẳng tìm, cứ bình thản thì nó lại đến một cách bất ngờ, một cách hết sức ngẫu nhiên mà có lẽ xác suất thống kê cũng chỉ tính được phần ngàn. Hay thiệt! Mọi thứ trên đời đều xuất phát từ chữ “ngờ” thì phải. Chắc bạn sẽ nghĩ tôi hơi quá khi chỉ vì một chất giọng mà lại viết dài đến thế này. Nhưng những thứ tạo cho con người hạnh phúc thường chỉ là những thứ đơn giản và nhỏ nhặt mà trong đó âm thanh hẳn là một thứ tuyệt vời tô điểm cho cuộc sống. Một người có thể đang vui nhưng sau khi nghe một bài hát lại thấy buồn ngay hay thử nghĩ một buổi sáng ta thức dậy trong cơn mê của cái sự buồn ngủ bỗng nghe một tiếng chim hót, một tiếng gà gáy chắc hẳn những thứ âm thanh đơn điệu đó cũng đủ làm bạn tỉnh giấc và thấy yêu đời hơn.

Và chất giọng của chú ấy cũng vậy, nó khiến con người ta mê đắm, dễ chịu, ấm áp đến lạ lùng. Con người có nhiều cách để khiến cho mỗi ngày trôi qua không vô nghĩa hay có thể tìm được nhiều cách để tăng động lực cuộc sống như một bài viết mà Triết Học Đường Phố đã đăng (một bài tôi đã rất tâm đắc) như viết ra mục tiêu mỗi ngày, chạy bộ, tập thể dục… và sao bạn lại không thử nghe một thứ âm thanh không hẳn là một bản nhạc có lời, có giai điệu được sắp xếp sẵn mà thay vào đó là những chất riêng của cuộc sống, những thanh vị không lẫn vào đâu được, những thức quà mà tự nhiên đã mang lại. Đó đơn giản chỉ là những âm thanh hết sức đời thường, những dư vị cuộc sống, nhiều khi chỉ là một tiếng mưa thôi cũng làm cho chúng ta có nhiều xúc cảm với cuộc sống hơn.


Và cũng rất tự nhiên, chất giọng từ chú ấy khiến những tập “ký sự mùa thu vàng” ấy thêm phần đậm đặc, quyến rũ mà không phải chương trình nào cũng có được. Lại một lần nữa, tôi trở về với thưở xưa bé, lại xem đi xem lại một chương trình vì một chất giọng mà mình yêu thích, nhưng có pha chút người lớn: xem để hiểu hơn về văn hoá, xem để học hỏi, xem để thấy đất nước mình còn nhỏ bé lắm để rồi cũng mơ ước nước mình cũng có những thứ như người ta và lại mong mỏi hơn quê hương mình cũng có được những thước phim hay như vậy…



Giờ tôi đã lớn, đã tìm được tên của chú ấy rồi – một người dẫn chương trình mà nay người ta hay gọi là MC ấy – Nguyễn Hữu Chiến Thắng… Bạn có thấy quen không? Nhờ giọng nói ấy cùng với những câu chuyện rất nhẹ nhàng tôi trở nên yêu thêm miền đất lạ mà quen đó, miền đất đã gắn với tên tuổi bao thế hệ đi trước, một thời Liên Xô cũ, và nay là đất nước Nga xinh đẹp với màu vàng rực của rừng thu thay lá, với những câu hát Đôi Bờ say đắm lòng người…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Hãy ở lại bên tôi vào lúc cuối ngày" - Thơ Trần Việt Anh

"Hãy ngồi lại cùng tôi vào lúc cuối ngày Lúc những mặt người đã nhuốm màu mệt mỏi Chỉ ngồi cạnh tôi thôi và đừng bao giờ hỏi Vì sao? Vì những tháng ngày đất thấp trời cao? Vì những ước vọng lớn lao Mà áo cơm lại ghì sát đất Vì đã tất tay cho ván bài cược bằng chân thật Sự thảm bại lạnh lùng Vì ánh mắt của cô gái giờ mình tạm gọi người dưng? Thờ ơ thấy sợ Vì tuổi trẻ đi qua Ghi cho mình bao nhiêu là món nợ… Và cả vì nỗi sợ Một ngày tan vào cõi mênh mông. Lại gần tôi thêm chút nữa được không? Kể cho tôi nghe về ngày- mà bạn và tôi từng sống? Bầu trời có màu gì? Đám mây có màu gì? Bao mặt người chúng ta từng gặp Ai cũng nhớ nhớ quên quên Hãy ở lại bên tôi vào lúc cuối ngày Lúc ánh sáng cuối cùng của một ngày sắp tắt Chúng ta chỉ lặng nghe và nhắm mắt Xem ngọn gió đang bảo điều gì Có thể đó là những lời rầm rì Có thể đó là tiếng cười chê những kẻ tài cao mà chí thấp Có thể đó là hơi thở của mẹ Đất Mỗi ngày lại có bao nhiêu sự sinh sôi Như bóng tối, như ánh sáng Như tình yêu, như sự

Trò chơi Trí Uẩn - Tự hào Việt Nam

Có cách nào để trẻ con bớt chơi điện thoại? Lúc trước không có điện thoại mấy đứa trẻ sẽ chơi gì hè? Trò chơi này có lẽ sẽ là câu trả lời rất hay. Đây là quyển sách được ba mình mua cho từ thời lớp 7, lớp 8 gì đó. Lúc đó không hiểu sao chỉ thích mỗi cuốn này và rồi nó mang lại bao nhiêu kí ức đẹp! Dù bây giờ nó không còn vẻ mới mẻ, tinh tươm nhưng bên trong vẫn nguyên vẹn cùng với tinh thần của nó. Trò chơi này gọi là trò chơi Trí Uẩn. Có lẽ đây là trò chơi trí tuệ hàng đầu và rất thuần Việt. Cách chơi cực kì đơn giản: sáng tạo hình chỉ từ 7 miếng ghép gỗ. Bộ đồ chơi từ 7 miếng ghép xếp này được in thành sách vào năm 1956 và được Bác Hồ đặt tên là trò chơi Trí Uẩn (người sáng tạo ra trò chơi này). Thực sự, giờ tìm lại rất khó vì nó không còn xuất bản nữa. Mình may mắn vẫn còn giữ được nó. Bộ này không chỉ có sách mà còn có bộ gỗ 7 miếng. Chắc có lẽ đây là trò chơi mình thích nhất vì đơn giản nhưng cần rất nhiều sự sáng tạo. Và hay nhất ở chỗ mỗi nhóm hình sẽ được minh họa bằng nhữn

Nếp nghĩ, nếp nhà!

Trải nghiệm cuộc sống và môi trường làm việc ở Huế cũng gần 3 năm. Rất nhiều người bảo rằng: “Huế bao năm vẫn vậy”. Đối với nhiều người yêu Huế, yêu mảnh đất Thần Kinh với những giá trị văn hóa lâu đời, trường tồn, cổ kính và kiểu cách “sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu” thì đó là một điều đáng mừng. Còn với những thế hệ trẻ, những điều đó lại rất nhiều rào cản, có cơ hội nhưng lắm thách thức. Huế là một nơi rất yên bình so với nhiều thành phố khác vì tỉ lệ dân nhập cư ít mà có nhập cư thì người ta cũng khó để chịu được “cái nắng, cái gió” của nơi đây; không bảo là khắc nghiệt quá như ở Quảng Trị, Quảng Bình nhưng thời tiết quả làm cho con người ta trở nên “khó tánh” hơn. Quay lại chuyện đời sống Huế. Ba năm rồi mình về đây, nhìn từng dòng người, dòng chảy của Huế. Rời Huế từ lúc còn thơ dại – những năm 18 tuổi không hiểu gì về Huế, cũng không biết nhiều về con người Huế hay những giá trị của Huế bởi 7giờ 30 là phải có mặt ở nhà với tác phong rất quy cũ; đều răm rắp như vắt cha