Chúng ta thường được đưa đến trường từ lúc còn rất nhỏ nhưng có phải lúc ở trường là lúc được học? Có phải lúc ngồi trong lớp, bên bạn bè và giáo viên là lúc được học? Câu chuyện hồi kí của Tara không trực tiếp trả lời cho câu hỏi đó nhưng nó là minh chứng thực tế và sống động nhất mà mình từng đọc về việc học và được học. “Được học” với Tara là khi những câu chữ, những lời giảng tựa như những viên nam châm thu hút Tara một cách tự nhiên nhất, khơi gợi trong cô sự tò mò và hào hứng không tưởng để rồi cô ấy tự tìm kiếm câu trả lời cho chính mình, chứ không phải là ai khác. Điều đó nghe có vẻ bình thường nhưng rất đỗi thiêng liêng nếu một ai đó đã từng trải qua cảm giác và tuổi trẻ “học vì ai đó”, tuổi trẻ “bị học” chứ không phải tự trong bản thân người đó mong ước như thế. Hành trình của Tara dài và tưởng như vô tận. Mình có cảm giác nó là một con lắc, tịnh tiến và không thể thoát ra khỏi sợi dây vô hình của những mặc định và định kiến của tuổi thơ. Nhưng sức mạnh ý chí và tình yêu lớn
Cuối năm là thời gian người ta thường nghĩ nhiều về việc sum họp nhưng năm nay có những điều rất khác, rất lạc lối so với thường tình bởi vì dịch covid. Một năm của mình thường kết thúc không khác bao người là mấy, chỉ có một điều lúc nào cũng xảy ra như vậy nên đôi khi trở thành chuyện rất đỗi bình thường: chờ chị và các bạn ở xa về tay bắt mặt mừng, về để có mặt với nhau tại cùng một thời điểm và cùng một địa điểm. Thế mà, covid đã khiến những điều nhỏ bé bình thường trở nên khác thường. Bạn bè mình và chị mình không về được. Điều đó không phải là điều ngạc nhiên với nhiều người nhưng với riêng mình, nó là một khoảng trống lạ lùng, một sự bỡ ngỡ đến mơ hồ như một buổi sớm thức dậy vội vàng sau một đêm khó ngủ. Có lẽ cái cảm giác đến hai mươi mấy Tết luôn được gặp những người thân mến từ xa về chất chứa bao nhiêu cảm xúc rộn ràng khó nói hết, cái vui nhè nhẹ như những cơn gió buổi sớm mai trong làn sương se lạnh cùng chút ánh nắng ấm áp. Một cái cảm giác thật dễ chịu và yên lành. Vậ