Chuyển đến nội dung chính

"Hãy ở lại bên tôi vào lúc cuối ngày" - Thơ Trần Việt Anh





"Hãy ngồi lại cùng tôi vào lúc cuối ngày
Lúc những mặt người đã nhuốm màu mệt mỏi
Chỉ ngồi cạnh tôi thôi và đừng bao giờ hỏi
Vì sao?
Vì những tháng ngày đất thấp trời cao?
Vì những ước vọng lớn lao
Mà áo cơm lại ghì sát đất
Vì đã tất tay cho ván bài cược bằng chân thật
Sự thảm bại lạnh lùng
Vì ánh mắt của cô gái giờ mình tạm gọi người dưng?
Thờ ơ thấy sợ
Vì tuổi trẻ đi qua
Ghi cho mình bao nhiêu là món nợ…

Và cả vì nỗi sợ
Một ngày tan vào cõi mênh mông.
Lại gần tôi thêm chút nữa được không?
Kể cho tôi nghe về ngày- mà bạn và tôi từng sống?
Bầu trời có màu gì?
Đám mây có màu gì?
Bao mặt người chúng ta từng gặp
Ai cũng nhớ nhớ quên quên

Hãy ở lại bên tôi vào lúc cuối ngày
Lúc ánh sáng cuối cùng của một ngày sắp tắt
Chúng ta chỉ lặng nghe và nhắm mắt
Xem ngọn gió đang bảo điều gì

Có thể đó là những lời rầm rì
Có thể đó là tiếng cười chê những kẻ tài cao mà chí thấp
Có thể đó là hơi thở của mẹ Đất
Mỗi ngày lại có bao nhiêu sự sinh sôi

Như bóng tối, như ánh sáng
Như tình yêu, như sự chia ly
Như sự vun lên rồi sẽ dập vùi
Như cái chết và cả như sự sống
Như sự bình yên và cả nỗi hoang mang…

Mỗi ngày lại như một bậc thang
Đưa ta bước gần hơn về một nơi ta chẳng rõ
Địa ngục âm u hay cõi niết bàn
Sung sướng hay là đau khổ?
Điều ấy có quan trọng gì?

Cứ ở lại bên tôi, chớ vội quay đi
Vì chúng ta đều hiểu điều gì là quan trọng nhất
Quên cả buồn vui, cả những điều được mất
Quên cả những mặt người, những cái nắm tay
Chỉ niềm vui duy nhất lúc cuối ngày
Biết mình không cô độc.

Nếu mỏi chân, xin hãy dừng bước đã
Ngồi lại bên tôi một chút cuối ngày."


-----------------------
Trần Việt Anh sinh ngày 3 tháng 8 năm 1989 tại Hà Nội, tốt nghiệp trường Trung học Phổ thông Chu Văn An và ngành Ngân hàng tại trường Đại học Thăng Long. Việt Anh là cây bút quen thuộc với bạn đọc báo Hoa học trò tại chuyên mục Trà sữa cho tâm hồn. Hiện nay anh là phóng viên – biên tập viên mục thơ của báo Sinh viên Việt Nam phát hành thứ Hai hàng tuần.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trò chơi Trí Uẩn - Tự hào Việt Nam

Có cách nào để trẻ con bớt chơi điện thoại? Lúc trước không có điện thoại mấy đứa trẻ sẽ chơi gì hè? Trò chơi này có lẽ sẽ là câu trả lời rất hay. Đây là quyển sách được ba mình mua cho từ thời lớp 7, lớp 8 gì đó. Lúc đó không hiểu sao chỉ thích mỗi cuốn này và rồi nó mang lại bao nhiêu kí ức đẹp! Dù bây giờ nó không còn vẻ mới mẻ, tinh tươm nhưng bên trong vẫn nguyên vẹn cùng với tinh thần của nó. Trò chơi này gọi là trò chơi Trí Uẩn. Có lẽ đây là trò chơi trí tuệ hàng đầu và rất thuần Việt. Cách chơi cực kì đơn giản: sáng tạo hình chỉ từ 7 miếng ghép gỗ. Bộ đồ chơi từ 7 miếng ghép xếp này được in thành sách vào năm 1956 và được Bác Hồ đặt tên là trò chơi Trí Uẩn (người sáng tạo ra trò chơi này). Thực sự, giờ tìm lại rất khó vì nó không còn xuất bản nữa. Mình may mắn vẫn còn giữ được nó. Bộ này không chỉ có sách mà còn có bộ gỗ 7 miếng. Chắc có lẽ đây là trò chơi mình thích nhất vì đơn giản nhưng cần rất nhiều sự sáng tạo. Và hay nhất ở chỗ mỗi nhóm hình sẽ được minh họa bằng nhữn

Nếp nghĩ, nếp nhà!

Trải nghiệm cuộc sống và môi trường làm việc ở Huế cũng gần 3 năm. Rất nhiều người bảo rằng: “Huế bao năm vẫn vậy”. Đối với nhiều người yêu Huế, yêu mảnh đất Thần Kinh với những giá trị văn hóa lâu đời, trường tồn, cổ kính và kiểu cách “sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu” thì đó là một điều đáng mừng. Còn với những thế hệ trẻ, những điều đó lại rất nhiều rào cản, có cơ hội nhưng lắm thách thức. Huế là một nơi rất yên bình so với nhiều thành phố khác vì tỉ lệ dân nhập cư ít mà có nhập cư thì người ta cũng khó để chịu được “cái nắng, cái gió” của nơi đây; không bảo là khắc nghiệt quá như ở Quảng Trị, Quảng Bình nhưng thời tiết quả làm cho con người ta trở nên “khó tánh” hơn. Quay lại chuyện đời sống Huế. Ba năm rồi mình về đây, nhìn từng dòng người, dòng chảy của Huế. Rời Huế từ lúc còn thơ dại – những năm 18 tuổi không hiểu gì về Huế, cũng không biết nhiều về con người Huế hay những giá trị của Huế bởi 7giờ 30 là phải có mặt ở nhà với tác phong rất quy cũ; đều răm rắp như vắt cha