Chuyển đến nội dung chính

Nếp nghĩ, nếp nhà!



Trải nghiệm cuộc sống và môi trường làm việc ở Huế cũng gần 3 năm. Rất nhiều người bảo rằng: “Huế bao năm vẫn vậy”. Đối với nhiều người yêu Huế, yêu mảnh đất Thần Kinh với những giá trị văn hóa lâu đời, trường tồn, cổ kính và kiểu cách “sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu” thì đó là một điều đáng mừng. Còn với những thế hệ trẻ, những điều đó lại rất nhiều rào cản, có cơ hội nhưng lắm thách thức. Huế là một nơi rất yên bình so với nhiều thành phố khác vì tỉ lệ dân nhập cư ít mà có nhập cư thì người ta cũng khó để chịu được “cái nắng, cái gió” của nơi đây; không bảo là khắc nghiệt quá như ở Quảng Trị, Quảng Bình nhưng thời tiết quả làm cho con người ta trở nên “khó tánh” hơn. Quay lại chuyện đời sống Huế. Ba năm rồi mình về đây, nhìn từng dòng người, dòng chảy của Huế. Rời Huế từ lúc còn thơ dại – những năm 18 tuổi không hiểu gì về Huế, cũng không biết nhiều về con người Huế hay những giá trị của Huế bởi 7giờ 30 là phải có mặt ở nhà với tác phong rất quy cũ; đều răm rắp như vắt chanh. Để rồi sau đó 4 năm sau trở lại sống và làm việc; quả thực con người ta lớn lên, trưởng thành hơn đâu phải bởi tuổi to hơn và diện mạo thay đổi mà mà chính từ sâu bên trong, nội tâm ta thay đổi, lối nghĩ cũng khác nhiều, khác lắm sau bao nhiêu những vấp váp với anh bạn “cuộc đời” mới chính làm nên sự trưởng thành hơn. Cũng 3 năm và mọi người vẫn làm việc như vậy, một lối tư duy rất Huế, rất địa phương. Quán nhậu, quán café ngày một nhiều, nhiều oto hơn, nhiều người giàu có hơn và ẩn sau đó cũng nhiều sự mất mát: nhà sách Phương Nam – một nơi trưng bày rất nhiều đồ thủ công, mĩ nghệ, một nơi mà vào đó không chỉ có sách, nó là cả một tâm hồn Huế bao la, một nơi mà riêng mình nghĩ đó là cả một bầu trời đầy màu sắc của Huế, là nơi đáng để tự hào khi khách phương xa ghé đến; nhà sách lớn ở Huế tầm 5 nơi giờ có 4 nơi có chăng là sự đổi thay đáng có? Mình là một người học Marketing và may mắn được làm Mar trong những năm qua, các công cụ online rất dễ để có thể kinh doanh thứ gì đó, rất dễ để kiếm lời nhưng có lẽ đó là bậc thấp nhất của Mar. Vì người ta chỉ tập trung bán được hàng, ngay cả khi mình đã thử nhiều lần, ngay cả khi mình biết rằng người ta đang nói dối ngay trước mặt mình, mình vẫn muốn hỏi lại như một mong mỏi tìm thấy sự trung thực còn sót lại, một chút lòng tin từ người bán. Nhưng không ít lần mình bị “ngây ngô” trước phản ứng thản nhiên của họ chỉ đến bán được hàng. Có một bài báo nói rằng “Marketing in Vietnam is miserable” và rất nhiều trường hợp đúng như vậy.
Rồi những trải nghiệm ở các lần phỏng vấn, lần thử sức và điều bất ngờ hơn cả, 90% công ty phát triển theo kiểu “gia đình trị”: chồng làm GĐ, vợ làm kế toán; chị làm sếp thì em cũng làm mem mém sếp; hỏi quanh toàn người thân, quen… Đã có lần mình nhận 1 công việc sau 1 ngày mình NGHỈ vì biết rằng vợ là kế toán, anh chồng là Sếp mình. Phụ nữ chăm chút thì tốt nhưng kinh doanh “tiếc” những cái nhỏ nhặt thì không làm được việc và tình cảm đặt vào công việc chỉ làm cho quy trình thêm rối. Chưa kể đến tuyển dụng, được giới thiệu từ người quen sẽ tăng uy tín hơn cả chứ không phải năng lực vì các ông chủ cũng “tiếc” tiền, nghĩ rằng người thân sẽ trung thành hơn cả. Lạ thay! Ở Đan Mạch, cha làm chủ nhưng con vẫn chỉ làm một chức bình thường nếu không đủ năng lực; Giám đốc điều hành vẫn thường là một người ngoài vì thế mà doanh nghiệp người ta không quá lớn nhưng tồn tại cả trăm năm; Đức cũng như vậy. Đức với lối tư duy làm việc tỉ mỉ, độ chính xác cực kì cao mới có thể làm ra những dụng cụ bếp bền đến cả 100 năm. Còn như Huế mình, vài năm lại nghe một làng nghề gì đó gặp khó khăn, rồi các bài báo đưa tin “lối thoát nào cho làng nghề xzy?”. Mình có một sự khâm phục đối với người Nhật và dường như Nhật Bản có 1 vị trí vĩ đại trong tim mình. Việt Nam có thủ đô Hà Nội hiện đại, đông đúc và cũng có một cố đô trầm lắng như Huế; song song với Nhật lại có thủ đô Tokyo hào nhoáng, hoa lệ đứng bên một kinh đô cũ Kyoto rất bản sắc của Nhật Bản xưa cũ. Bên cạnh cái hiện đại, phát triển, chạy đua với thế giới thì đâu đó Kyoto vẫn LUÔN giữ đươc nét truyền thống thuần túy với lịch sử hơn 1000 năm, với Jidai Matsuri - lễ hội kỷ niệm quá khứ vinh quang của Kyoto với các cuộc diễu binh của khoảng 2000 người trong các trang phục từ thời kỳ Heian cho đến thời kỳ Minh Trị. Nếu khó để chạy theo những giá trị mới tại sao không cố gắng giữ vững những giá trị cũ theo đúng bản chất của nó? Để phát triển thì cần đổi mới tuy duy, cách làm việc; còn muốn bảo tồn lại cần rất nhiều ý chí và nỗ lực của con người. Làm sao để cân bằng giữa giữ “nếp cũ, nếp nhà” và kinh tế có lẽ vẫn đang là điều nhiều người muốn làm!



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trò chơi Trí Uẩn - Tự hào Việt Nam

Có cách nào để trẻ con bớt chơi điện thoại? Lúc trước không có điện thoại mấy đứa trẻ sẽ chơi gì hè? Trò chơi này có lẽ sẽ là câu trả lời rất hay. Đây là quyển sách được ba mình mua cho từ thời lớp 7, lớp 8 gì đó. Lúc đó không hiểu sao chỉ thích mỗi cuốn này và rồi nó mang lại bao nhiêu kí ức đẹp! Dù bây giờ nó không còn vẻ mới mẻ, tinh tươm nhưng bên trong vẫn nguyên vẹn cùng với tinh thần của nó. Trò chơi này gọi là trò chơi Trí Uẩn. Có lẽ đây là trò chơi trí tuệ hàng đầu và rất thuần Việt. Cách chơi cực kì đơn giản: sáng tạo hình chỉ từ 7 miếng ghép gỗ. Bộ đồ chơi từ 7 miếng ghép xếp này được in thành sách vào năm 1956 và được Bác Hồ đặt tên là trò chơi Trí Uẩn (người sáng tạo ra trò chơi này). Thực sự, giờ tìm lại rất khó vì nó không còn xuất bản nữa. Mình may mắn vẫn còn giữ được nó. Bộ này không chỉ có sách mà còn có bộ gỗ 7 miếng. Chắc có lẽ đây là trò chơi mình thích nhất vì đơn giản nhưng cần rất nhiều sự sáng tạo. Và hay nhất ở chỗ mỗi nhóm hình sẽ được minh họa bằng nhữn

"Hãy ở lại bên tôi vào lúc cuối ngày" - Thơ Trần Việt Anh

"Hãy ngồi lại cùng tôi vào lúc cuối ngày Lúc những mặt người đã nhuốm màu mệt mỏi Chỉ ngồi cạnh tôi thôi và đừng bao giờ hỏi Vì sao? Vì những tháng ngày đất thấp trời cao? Vì những ước vọng lớn lao Mà áo cơm lại ghì sát đất Vì đã tất tay cho ván bài cược bằng chân thật Sự thảm bại lạnh lùng Vì ánh mắt của cô gái giờ mình tạm gọi người dưng? Thờ ơ thấy sợ Vì tuổi trẻ đi qua Ghi cho mình bao nhiêu là món nợ… Và cả vì nỗi sợ Một ngày tan vào cõi mênh mông. Lại gần tôi thêm chút nữa được không? Kể cho tôi nghe về ngày- mà bạn và tôi từng sống? Bầu trời có màu gì? Đám mây có màu gì? Bao mặt người chúng ta từng gặp Ai cũng nhớ nhớ quên quên Hãy ở lại bên tôi vào lúc cuối ngày Lúc ánh sáng cuối cùng của một ngày sắp tắt Chúng ta chỉ lặng nghe và nhắm mắt Xem ngọn gió đang bảo điều gì Có thể đó là những lời rầm rì Có thể đó là tiếng cười chê những kẻ tài cao mà chí thấp Có thể đó là hơi thở của mẹ Đất Mỗi ngày lại có bao nhiêu sự sinh sôi Như bóng tối, như ánh sáng Như tình yêu, như sự

Bao giờ “Bị Học” sẽ trở thành “Được học”

Chúng ta thường được đưa đến trường từ lúc còn rất nhỏ nhưng có phải lúc ở trường là lúc được học? Có phải lúc ngồi trong lớp, bên bạn bè và giáo viên là lúc được học? Câu chuyện hồi kí của Tara không trực tiếp trả lời cho câu hỏi đó nhưng nó là minh chứng thực tế và sống động nhất mà mình từng đọc về việc học và được học. “Được học” với Tara là khi những câu chữ, những lời giảng tựa như những viên nam châm thu hút Tara một cách tự nhiên nhất, khơi gợi trong cô sự tò mò và hào hứng không tưởng để rồi cô ấy tự tìm kiếm câu trả lời cho chính mình, chứ không phải là ai khác. Điều đó nghe có vẻ bình thường nhưng rất đỗi thiêng liêng nếu một ai đó đã từng trải qua cảm giác và tuổi trẻ “học vì ai đó”, tuổi trẻ “bị học” chứ không phải tự trong bản thân người đó mong ước như thế. Hành trình của Tara dài và tưởng như vô tận. Mình có cảm giác nó là một con lắc, tịnh tiến và không thể thoát ra khỏi sợi dây vô hình của những mặc định và định kiến của tuổi thơ. Nhưng sức mạnh ý chí và tình yêu lớn