Chuyển đến nội dung chính

Hướng nội hay hướng ngoại?




Một trong những video TED Talk hay nhất mình từng xem. Lúc trước mình rất thích thậm chí là ngưỡng mộ những người có rất nhiều mối quan hệ xã hội, hòa đồng với tất cả mọi người, vui vẻ với tất cả mọi người. Nhưng có lẽ giờ đã khác nhiều rồi. 

Xem video và nhớ tối đó chị bạn bảo :"Vy ơi, em tới nói chuyện với con chị xem (con trai chị học lớp 6) nó thế nào?". Với một tâm thế háo hức được nói chuyện với em đó vì nghe bảo em có những sở thích rất thú vị và cũng bởi chị mong muốn điều đó. Vui vẻ chấp nhận và đến ngồi nói chuyện với cậu bé. Hơn 1h đồng hồ nhưng mình vẫn có cảm giác không thể nào bước vào thế giới của em được. Em thích lịch sử mà đặc biệt là lịch sử chiến tranh TG thứ II vì em rất thích chơi game. Em ấy hỏi nhiều câu và yêu cầu mình đặt câu hỏi kiểu như kiểm tra kiến thức - một điều mình ít khi thích thú. Mình thích văn hóa hơn lịch sử và bây giờ lịch sử cũng không phải điều mà mình muốn tìm hiểu. Cuộc nói chuyện trôi qua rất nhạt. Xem lại video này nhiều lần mới hiểu mỗi người có một thế giới riêng, muôn vàn suy nghĩ riêng, tính cách lại càng rất riêng. Dường như chẳng ai có thể vào trong tâm trí chúng ta được nếu chúng ta chẳng hề mở cửa. Lớn rồi nên ta thường hay lấy kinh nghiệm của mình, của người để suy đoán chuyện chưa xảy ra, để suy đoán những suy nghĩ của người khác. Và thế giới hiện đại lại rất xem trọng những người sociable và còn hướng mọi người đến một chuẩn mực gọi là extrovert - hướng ngoại và theo mình hiểu đơn giản hơn là cởi mở. 
Lúc trước, nếu được gặp người cởi mở ắt hẳn mình sẽ vui vì họ chia sẻ nhiều thứ một cách dễ dàng, có thể vui vẻ và thân thiết với hầu hết mọi người. Còn bây giờ có lẽ hơi khác dù vẫn thấy vui khi gặp những người cởi mở nhưng cởi mở phải đi liền với sự chân thật nữa. Một người hòa đồng là một điều rất tốt nhưng liệu cởi mở với tất cả mọi người có là điều tốt và có thực là như vậy? Có thể có rất nhiều người luôn luôn cười nói với chúng ta hằng ngày nhưng nhiều khi nó không thực sự cần thiết bởi lúc ta cần được "cho roi cho vọt" thì lại nhận được những nụ cười xã giao, hời hợt. Đối với mình, người chân thật có lẽ là dám nói cho mình những điều còn thiếu sót thẳng thắn để ta tốt lên hằng ngày. Lớn lên nhiều, ta cũng không cần nhiều lắm những câu chuyện cho vui chỉ để giải trí mà hơn hết là những giờ phút dành cho nhau, những buổi ngồi lại với nhau để đôi khi chỉ uống 1 tách trà, nghe một tiếng cười hay một tiếng thở dài. Vì thế, có lẽ những người thiên về introvert phát ra những điều bình dị hơn xíu. Chắc có lẽ do họ không dùng lý trí quá nhiều để phản ứng lại các tác nhân xung quanh, cũng ít cười xã giao hơn nên mỗi lúc họ dành sự quan tâm cho ai đó có lẽ cũng gần gũi và dễ cảm nhận hơn. Và cũng không ai trong chúng ta introvert hay extrovert hoàn toàn cả và mỗi người sẽ có một thế giới riêng, một ý niệm riêng về cuộc sống, một cách riêng để thể hiện ra thế giới bên ngoài. Introvert hay extrovert cũng được. Miễn sao chúng ta biết rằng chúng ta là phiên bản duy nhất và cũng không cần trở thành số đông, trở thành màu sắc giống như tất cả mọi người. Và chỉ cần là chính mình và giống như Susan nói "the world needs you and it needs the things you carry."



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trò chơi Trí Uẩn - Tự hào Việt Nam

Có cách nào để trẻ con bớt chơi điện thoại? Lúc trước không có điện thoại mấy đứa trẻ sẽ chơi gì hè? Trò chơi này có lẽ sẽ là câu trả lời rất hay. Đây là quyển sách được ba mình mua cho từ thời lớp 7, lớp 8 gì đó. Lúc đó không hiểu sao chỉ thích mỗi cuốn này và rồi nó mang lại bao nhiêu kí ức đẹp! Dù bây giờ nó không còn vẻ mới mẻ, tinh tươm nhưng bên trong vẫn nguyên vẹn cùng với tinh thần của nó. Trò chơi này gọi là trò chơi Trí Uẩn. Có lẽ đây là trò chơi trí tuệ hàng đầu và rất thuần Việt. Cách chơi cực kì đơn giản: sáng tạo hình chỉ từ 7 miếng ghép gỗ. Bộ đồ chơi từ 7 miếng ghép xếp này được in thành sách vào năm 1956 và được Bác Hồ đặt tên là trò chơi Trí Uẩn (người sáng tạo ra trò chơi này). Thực sự, giờ tìm lại rất khó vì nó không còn xuất bản nữa. Mình may mắn vẫn còn giữ được nó. Bộ này không chỉ có sách mà còn có bộ gỗ 7 miếng. Chắc có lẽ đây là trò chơi mình thích nhất vì đơn giản nhưng cần rất nhiều sự sáng tạo. Và hay nhất ở chỗ mỗi nhóm hình sẽ được minh họa bằng nhữn

"Hãy ở lại bên tôi vào lúc cuối ngày" - Thơ Trần Việt Anh

"Hãy ngồi lại cùng tôi vào lúc cuối ngày Lúc những mặt người đã nhuốm màu mệt mỏi Chỉ ngồi cạnh tôi thôi và đừng bao giờ hỏi Vì sao? Vì những tháng ngày đất thấp trời cao? Vì những ước vọng lớn lao Mà áo cơm lại ghì sát đất Vì đã tất tay cho ván bài cược bằng chân thật Sự thảm bại lạnh lùng Vì ánh mắt của cô gái giờ mình tạm gọi người dưng? Thờ ơ thấy sợ Vì tuổi trẻ đi qua Ghi cho mình bao nhiêu là món nợ… Và cả vì nỗi sợ Một ngày tan vào cõi mênh mông. Lại gần tôi thêm chút nữa được không? Kể cho tôi nghe về ngày- mà bạn và tôi từng sống? Bầu trời có màu gì? Đám mây có màu gì? Bao mặt người chúng ta từng gặp Ai cũng nhớ nhớ quên quên Hãy ở lại bên tôi vào lúc cuối ngày Lúc ánh sáng cuối cùng của một ngày sắp tắt Chúng ta chỉ lặng nghe và nhắm mắt Xem ngọn gió đang bảo điều gì Có thể đó là những lời rầm rì Có thể đó là tiếng cười chê những kẻ tài cao mà chí thấp Có thể đó là hơi thở của mẹ Đất Mỗi ngày lại có bao nhiêu sự sinh sôi Như bóng tối, như ánh sáng Như tình yêu, như sự

Bao giờ “Bị Học” sẽ trở thành “Được học”

Chúng ta thường được đưa đến trường từ lúc còn rất nhỏ nhưng có phải lúc ở trường là lúc được học? Có phải lúc ngồi trong lớp, bên bạn bè và giáo viên là lúc được học? Câu chuyện hồi kí của Tara không trực tiếp trả lời cho câu hỏi đó nhưng nó là minh chứng thực tế và sống động nhất mà mình từng đọc về việc học và được học. “Được học” với Tara là khi những câu chữ, những lời giảng tựa như những viên nam châm thu hút Tara một cách tự nhiên nhất, khơi gợi trong cô sự tò mò và hào hứng không tưởng để rồi cô ấy tự tìm kiếm câu trả lời cho chính mình, chứ không phải là ai khác. Điều đó nghe có vẻ bình thường nhưng rất đỗi thiêng liêng nếu một ai đó đã từng trải qua cảm giác và tuổi trẻ “học vì ai đó”, tuổi trẻ “bị học” chứ không phải tự trong bản thân người đó mong ước như thế. Hành trình của Tara dài và tưởng như vô tận. Mình có cảm giác nó là một con lắc, tịnh tiến và không thể thoát ra khỏi sợi dây vô hình của những mặc định và định kiến của tuổi thơ. Nhưng sức mạnh ý chí và tình yêu lớn