Chuyển đến nội dung chính

Ái ngữ là?



Có những ngày tôi đã trải qua những cuộc nói chuyện đầy những cảm xúc nghi ngờ, chán ghét nhau. Bạn có lần nào đã trải qua tình trạng bản thân đang rất thoải mái nhưng lại bị lôi vào các cuộc to nhỏ như vậy? Tôi tự nhủ rằng tôi không giận, tôi không buồn vì tôi hiểu rằng khi ta giận ta là cái giận. Vậy mà, tôi đã giận, đã buồn, đã chán chường từ sâu thẳm bên trong và cái đó bộc phát ra khỏi cơ thể để biến thành những khuôn mặt vô thần. Tôi cũng không hiểu mình đến mức đồng nghiệp tôi hỏi: "Sao mặt em buồn thế?" Tôi đáp liền: "Em đâu có buồn đâu!", và cười thản nhiên. Ngay sau đó, tôi lại trở vào trạng thái không có nhiều cảm xúc và cứ làm việc của mình. Bản thân mình cũng không hiểu mình nữa. Tôi không muốn nói chuyện với ai cả, không! Tôi tìm đến một người bạn để nhờ sự giúp đỡ, tôi thoải mái ngay lúc đó, tôi khỏe ra ngay lúc đó, tôi cảm thấy ổn hơn. Vậy mà ngay sau đó tôi trở về cảm giác trống rỗng ấy, cái cảm giác lâu rồi mới có. Về đến nhà tôi tự hỏi mình: "Liệu tôi có dối lòng hay không? Tôi có đang không ưa ai đó hay không?" Im lặng trong vòng 20' tôi mới có câu trả lời: CÓ. Thì ra tôi bị cảm giác thất vọng về con người, tôi buồn về sự rạn nứt giữa con người với con người. Tôi hiếu kì với cuộc sống vì không hiểu sao mới hôm qua chúng tôi còn vui vẻ với nhau, quan tâm nhau như những người thân giờ chúng tôi có lẽ phải trở nên xa cách vì những điều rất khó nói ra. Tôi đã rất hài lòng về mối quan hệ giữa các chị; có lẽ vì thế mà tôi cảm thấy hơi bất ngờ, tôi có thể nói là hơi shock khi phải bị nghe những điều không tốt về con người. Bạn có biết không? Thú thật tôi cũng đã bị cuốn vào những câu chuyện không hay đó. Có một quyển sách với tựa đề 'Ai đổ đống rác ở đây?" tôi đã bị ảnh hưởng y như vậy. Thực sự đó không phải là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến tôi vậy mà bản thân lại buồn đến vậy. Thế rồi, tôi cũng bị những cảm xúc tiêu cực đó cuốn theo. Tôi cũng đã nói ra những điều không hay về con người, trong lời nói của tôi có cảm xúc tức giận, bực bội y như một ngọn lửa đang cháy bùng lên khi được ai đó tẩm xăng vào. Cơ thể tôi mệt mỏi, yếu đuối dần, hôm đó tôi buồn. Lời nói có khi "khích lệ được 3 quân" và lời nói có khi "đập tan" được 3 quân. Nó khiến tôi ăn cũng tâm trạng, ngủ cũng tâm trạng. Tại sao đống rác của người khác mà tôi lại cứ khăng khăng giữ nó và quăng nó lung tung... 


Và rồi mất gần cả tuần để tôi lấy lại cân bằng, để nhìn lại mình. Bạn ơi! Đôi khi khổ đau không do người khác tạo ra cho mình, khổ đau chỉ vì chính mình chấp nhận điều nó. Có câu "The one can hurt you is you!" Yes, nó đúng với tôi quá. Những câu chuyện tôi được nghe cũng xoay quanh những vấn đề về con người về những dự định riêng tư của một con người. Không ai có thể đánh giá được ai cả, không ai có thể sống thay ai cả. Mỗi một chúng ta đều có những dự định riêng, mỗi một chúng ta đều muốn làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của mình. Và suy cho cùng lợi ích của mình vẫn đặt lên cao nhất để rồi có những điều Z bị suy ra chỉ từ con chữ A kia. Tôi không tin vào lời nói cho lắm, tôi tin vào hành động của mỗi con người vì lời nói chẳng mất tiền mua nên cái gì miễn phí đôi khi con người ta dễ dàng cho đi hơn và lãng phí hơn. Tôi tin vào những điều mình thực sự trải qua, tôi tin vào những điều tôi tận mắt chứng kiến nhưng đôi khi nghe, thấy cũng là chưa đủ; có những điều chúng ta phải thật tĩnh, thật yên để cảm nhận cho ... đúng. Mà có cái gì là đúng đâu? Có những điều hôm nay đúng ngày mai vẫn sai đấy thôi? Thời xưa người ta bảo "Trái đất hình tròn" và nay chúng ta nhận ra "À thì ra Trái đất hình cầu cơ mà" nhưng rồi "Trái đất lại phẳng ra" nhờ công nghệ 4.0. Liệu cái nào đúng, cái nào sai nhỉ? Ừm, không không có cái nào cả. Khi nào ta trở nên Vô ngã chúng ta mới có thể nhìn nhận và đánh giá mọi việc khách quan nhất. Bởi ta là con người nên ta vẫn sống theo bản ngã của mình vì thế tôi cũng không tin bản ngã của mình! 

Vậy là tôi đã sai khi nói những điều không tốt về con người, tôi sai thật mà. Bạn có tin rằng ngay khi bạn làm hại một ai đó bằng bất cứ vũ khí gì (lời nói đôi khi còn sắc bén hơn tất cả) thì trong bạn đã có những sự chuyển mình cho những cảm xúc tiêu cực, bạn không còn là người tốt nữa rồi! Và hơn hết bạn sẽ thấy bạn tự làm tổn hại chính mình, bạn tự làm bản thân mình tổn thương. Tôi có nhớ một đoạn của thầy Thích Nhất Hạnh: "Trong tâm thức của chúng ta có những khối của niềm đau, của sân hận, và của bực bội gọi là nội kết. Chúng cũng được gọi là những nút thắt, giây quấn (triền phược), bởi vì chúng trói buộc, không cho ta được tự do. Khi một người nào đó thóa mạ ta hay đối xử không tử tế với ta thì trong ta sẽ có nội kết. Nếu ta không biết cách tháo gỡ thì nội kết sẽ lưu lại rất lâu. Sau đó nếu có ai lại đối xử không tử tế với ta như vậy thì nội kết đó sẽ lớn thêm. Nội kết hay những khối đau nhức có năng lực thúc đẩy, ép buộc ta trong khi hành xử. Lâu ngày nội kết càng trở nên khó chuyển hóa, khó tháo gỡ, và chúng ta bị kẹt. Tiếng Sanskrit của danh từ nội kết là samyojana, có nghĩa là “kết tinh, đóng cục.”." Những nội kết đó kìm hãm chúng ta, những nội kết đó gây tổn hại chúng ta ghê gớm lắm vì nội kết khiến ta tổn hại ở sâu bên trong đó là trái tim chứ không phải ở da thịt chúng ta. Hễ vết thương nào ở trái tim nó sẽ khó lành và gay gắt hơn cả. Thật may tôi lại tìm đến thầy, thầy không dạy tôi những bài giảng trực tiếp nhưng những câu chữ ấy khiến tôi ngộ ra, khiến tôi tỉnh thức. Lúc nhỏ bạn làm điều gì đó sai, bạn sẽ có người lớn nhắc nhở dạy dỗ chỉ ra cho mình đạo lý. Nhưng lúc lớn lên, bạn sẽ chỉ có một mình và chẳng ai có thể giúp được bạn cả; người duy nhất nhắn gửi cho bạn đó chỉ có thể là bạn. Khi bạn có thời gian lắng nghe mình, bạn sẽ cảm nhận cơ thể và tâm hồn mình đang thì thầm với mình rất khẽ, phải lặng lắm tôi mới nghe thấy. Và những lời nói của chính mình còn được nắn nót qua những lời của thầy: " Học phép ái ngữ ta sẽ tránh được lỗi lầm này và ta có thể tạo dựng hạnh phúc cho ta và cho người.... Bạn đừng tin rằng chỉ khi khi nào mình có nhiều tiền bạc và quyền thế mình mới có thể giúp được người! Bạn có thể tạo hạnh phúc cho người ngay từ giờ phút này bằng sự thực tập ái ngữ của bạn.". Tôi đã 25 nhưng sự học còn quá vô hạn "Học ăn, học nói, học gói, học mở.": Học ái ngữ, học khép lại những nỗi buồn, học bao dung với những sự sân hận, ghét bỏ. Ôi con đường còn quá dài ta? Nhưng cuộc sống là như vậy. Lúc nhỏ tôi từng được hỏi đố một câu: "Con gì lúc nhỏ đi bằng 4 chân, lớn lên đi bằng 2 chân, về già đi bằng 3 chân." Câu đáp là CON NGƯỜI. Lúc nhỏ chúng ta bò - ấy vậy mà chúng ta giữ thăng bằng tốt nhất hơn cả; lớn lên chúng ta chỉ còn đi bằng 2 chân có lẽ vì thế mà ta dễ lay động hơn, dễ vấp ngã hơn; để rồi khi già đi, lưng còm ta có thêm chiếc gậy (lúc này ta muốn có điểm tựa và có thể mạnh dạn đưa ra, nắm lấy mà không giấu diếm như tuổi trẻ - đôi khi ta nghiêng ngả nhưng vẫn phải im lặng giữa cuộc đời, không dám nắm lấy dù chỉ là 1 chiếc gậy chỉ vì ta còn trẻ, ta còn lắm những sự tự tin, sức khỏe và đầy sự kiêu hãnh, sĩ diện bên ngoài) để bước từng bước chậm rãi và chắc chắn... Chợt nhận ra lúc nhỏ là lúc ta vững chãi nhất và mạnh mẽ hơn cả? Và rồi tôi mở lại những câu hát của ca sĩ Hải Bột, những câu hát tôi yêu từ những năm 20: 

"Ngày xưa quả đất hình tròn

Ngày nay quả đất vẫn tròn đấy thôi!

Kiếp người xưa cũng như nay

Cuối đời nằm đất, chào đời nằm nôi.

Thương nhau hạt thóc bẻ đôi

Tính chuyện ngày trước ngày sau làm gì?"


Ái ngữ đôi khi là sự im lặng, không nói, không nói gì cả... 


Live as these animals 

Những cảm xúc đó đã qua, bây giờ chỉ còn sự tự tại! :) 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trò chơi Trí Uẩn - Tự hào Việt Nam

Có cách nào để trẻ con bớt chơi điện thoại? Lúc trước không có điện thoại mấy đứa trẻ sẽ chơi gì hè? Trò chơi này có lẽ sẽ là câu trả lời rất hay. Đây là quyển sách được ba mình mua cho từ thời lớp 7, lớp 8 gì đó. Lúc đó không hiểu sao chỉ thích mỗi cuốn này và rồi nó mang lại bao nhiêu kí ức đẹp! Dù bây giờ nó không còn vẻ mới mẻ, tinh tươm nhưng bên trong vẫn nguyên vẹn cùng với tinh thần của nó. Trò chơi này gọi là trò chơi Trí Uẩn. Có lẽ đây là trò chơi trí tuệ hàng đầu và rất thuần Việt. Cách chơi cực kì đơn giản: sáng tạo hình chỉ từ 7 miếng ghép gỗ. Bộ đồ chơi từ 7 miếng ghép xếp này được in thành sách vào năm 1956 và được Bác Hồ đặt tên là trò chơi Trí Uẩn (người sáng tạo ra trò chơi này). Thực sự, giờ tìm lại rất khó vì nó không còn xuất bản nữa. Mình may mắn vẫn còn giữ được nó. Bộ này không chỉ có sách mà còn có bộ gỗ 7 miếng. Chắc có lẽ đây là trò chơi mình thích nhất vì đơn giản nhưng cần rất nhiều sự sáng tạo. Và hay nhất ở chỗ mỗi nhóm hình sẽ được minh họa bằng nhữn

"Hãy ở lại bên tôi vào lúc cuối ngày" - Thơ Trần Việt Anh

"Hãy ngồi lại cùng tôi vào lúc cuối ngày Lúc những mặt người đã nhuốm màu mệt mỏi Chỉ ngồi cạnh tôi thôi và đừng bao giờ hỏi Vì sao? Vì những tháng ngày đất thấp trời cao? Vì những ước vọng lớn lao Mà áo cơm lại ghì sát đất Vì đã tất tay cho ván bài cược bằng chân thật Sự thảm bại lạnh lùng Vì ánh mắt của cô gái giờ mình tạm gọi người dưng? Thờ ơ thấy sợ Vì tuổi trẻ đi qua Ghi cho mình bao nhiêu là món nợ… Và cả vì nỗi sợ Một ngày tan vào cõi mênh mông. Lại gần tôi thêm chút nữa được không? Kể cho tôi nghe về ngày- mà bạn và tôi từng sống? Bầu trời có màu gì? Đám mây có màu gì? Bao mặt người chúng ta từng gặp Ai cũng nhớ nhớ quên quên Hãy ở lại bên tôi vào lúc cuối ngày Lúc ánh sáng cuối cùng của một ngày sắp tắt Chúng ta chỉ lặng nghe và nhắm mắt Xem ngọn gió đang bảo điều gì Có thể đó là những lời rầm rì Có thể đó là tiếng cười chê những kẻ tài cao mà chí thấp Có thể đó là hơi thở của mẹ Đất Mỗi ngày lại có bao nhiêu sự sinh sôi Như bóng tối, như ánh sáng Như tình yêu, như sự

Bao giờ “Bị Học” sẽ trở thành “Được học”

Chúng ta thường được đưa đến trường từ lúc còn rất nhỏ nhưng có phải lúc ở trường là lúc được học? Có phải lúc ngồi trong lớp, bên bạn bè và giáo viên là lúc được học? Câu chuyện hồi kí của Tara không trực tiếp trả lời cho câu hỏi đó nhưng nó là minh chứng thực tế và sống động nhất mà mình từng đọc về việc học và được học. “Được học” với Tara là khi những câu chữ, những lời giảng tựa như những viên nam châm thu hút Tara một cách tự nhiên nhất, khơi gợi trong cô sự tò mò và hào hứng không tưởng để rồi cô ấy tự tìm kiếm câu trả lời cho chính mình, chứ không phải là ai khác. Điều đó nghe có vẻ bình thường nhưng rất đỗi thiêng liêng nếu một ai đó đã từng trải qua cảm giác và tuổi trẻ “học vì ai đó”, tuổi trẻ “bị học” chứ không phải tự trong bản thân người đó mong ước như thế. Hành trình của Tara dài và tưởng như vô tận. Mình có cảm giác nó là một con lắc, tịnh tiến và không thể thoát ra khỏi sợi dây vô hình của những mặc định và định kiến của tuổi thơ. Nhưng sức mạnh ý chí và tình yêu lớn